LỰA CHỌN MÀNG BẢO VỆ ĐÚNG
Màng bảo vệ hay Băng keo bảo vệ bề mặt | Màng PE bảo vệ bề mặt – cái tên đã nói lên tất cả. Nó được sinh ra để bảo vệ các bề mặt quan trọng khỏi bị trầy xước, va chạm, mài mòn, tiếp xúc với tia cực tím hoặc bụi bẩn, ô nhiễm. Sản phẩm này ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp bởi tính hữu dụng và chi phí hợp lý. Màng bảo vệ | Băng keo bảo vệ được sản xuất từ nhiều lớp phim mỏng nhằm tạo ra một rào cản (lớp phòng thủ), bảo vệ mọi thứ được dán lên từ Kính của tòa nhà, đến các thanh nhôm cửa, tấm mica, bề mặt laminate hay các bộ phận của ô tô…cần được bảo vệ trong tình trạng hoàn hảo khi đến tay khách hàng.
CHỌN MÀNG BẢO VỆ BỀ MẶT CẦN LƯU Ý GÌ?
Để chọn Màng bảo vệ bề mặt sản phẩm đúng – phù hợp với điều kiện của Bạn và Công ty thì Bạn cần lưu ý các điều sau:
1. Sản phẩm có bề mặt thô hay mịn?
Bề mặt thô/sần cần sản phẩm có độ dày và độ dính cao hơn nhằm đảm bảo tính kết dính cũng như bảo vệ. .
2. Bề mặt sạch và khô?
Trước khi dán Màng bảo vệ thì Bạn phải đảm bảo về mặt sản phẩm cần bảo vệ phải khô và sạch. Bởi bụi bẩn, dầu nhớt hay hóa chất sẽ làm giảm độ bám và độ bề của lớp màng PE.
3. Bề mặt thô – Sơn – Xi/mạ?
Dùng cho bề mặt thô hay có lớp phủ (sơn/xi/mạ..). Bởi có thể xảy ra phản ứng hóa học giữa lớp phủ và lớp keo của Màng bảo vệ. Đặc biệt là khi chúng tiếp xúc trong thời gian dài.
4. Xác định đúng chất liệu bề mặt để chọn màng bảo vệ?
Loại bề mặt cần được bảo vệ? Gỗ, Đá, Kim loại, Kính, Nhựa, hoặc Đá hoa cương… Mỗi loại vật liệu sẽ yêu cầu những loại băng keo bảo vệ khác nhau.
5. Nhiệt độ tiếp xúc?
Nhiệt độ tiếp xúc? Hầu hết các chất kết dính (keo) có nguồn gốc cao su không thể chịu được nhiệt độ trên 65,5 độ C (150 độ F). Keo Acrylic thì có hiệu quả trong phạm vi 176,6 độ C (350 độ F), còn keo silicon thì có thể chịu được nhiệt độ lên đến 260 độ C (500 độ F). Biết được nhiệt độ tiếp xúc và môi trường xung quanh sẽ giúp nhà sản xuất lựa chọn loại lớp keo phù hợp để bảo vệ bề mặt sản phẩm của Bạn tốt nhất.
6. Sản phẩm sử dụng hoặc lưu trữ ngoài trời?
Sản phẩm của Bạn có được sử dụng hoặc lưu kho ngoài trời không? Nếu có thì trong bao lâu trước khi được đưa vào sử dụng (tháo bỏ lớp màng bảo vệ)? Tia UV sẽ phá hủy chất kế dính theo thời gian cũng nhưng làm lão hóa lớp PE. Lớp phim sẽ bị lão hóa và trở nên cứng, giòn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như thẩm mỹ sản phẩm của Bạn. Thời gian tiếp xúc với môi trường ngoài trời sẽ xác định mức độ bảo vệ của UV.
7. Cấp độ bảo vệ?
Nhu cầu/mức độ “bảo vệ” của Bạn? Bạn chỉ cần đảm bảo bề mặt sản phẩm của bạn “còn zin” khi đến tay khách hàng hay còn mong muốn nó như lớp áo chống cháy? Chống hóa chất hoặc Bạn cần những loại màng có không tích điện dùng trong phòng sạch? Tùy vào cấp độ bảo vệ mà Nhà sản xuất sẽ có những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của Bạn.
8. Thời gian lớp màng bảo vệ được dán trên bề mặt sản phẩm?
Nghĩa là Bạn cần xác định được thời gian từ lúc dán đến lúc Khách hàng bóc lớp màng bảo vệ ra, thông tin này giúp cho nhà sản xuất có phương án bổ sung hoặc bớt đi một số thành phần sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu của Bạn.
9. Lưu kho và vận chuyển đúng cách?
Môi trường và cách thức làm việc trong kho lưu trữ, vận chuyển cũng ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của Màng bảo vệ. Hãy đảm bảo nhân viên của Bạn vận hành đúng cách và kho lưu trữ được khô ráo, thoáng mát.
Trên đây là 9 lưu ý/câu hỏi giúp Bạn chọn Màng bảo vệ bề mặt đúng cho sản phẩm của Bạn. Màng bảo vệ sẽ thực sự phát huy hiệu quả, có thể hiệu quả hơn rất nhiều so với những chi phí Bạn bỏ ra nếu được sử dụng cho đúng bề mặt và lưu trữ – vận chuyển đúng cách. Ngược lại, nếu không đúng thì…hậu quả đôi khi sẽ nặng nề hơn những gì Bạn tưởng tượng về một sản phẩm phụ chỉ việc “DÁN – BÓC – XÀI”.
Chúc Bạn lựa chọn đúng Màng bảo vệ | Băng keo bảo vệ phù hợp nhất với bề mặt sản phẩm của Bạn.